Đặc điểm địa lý của Việt Nam khá đặc thù khi là một dải đất kéo dài dọc eo biển với nhiều dân tộc và nhiều nền văn hóa khác nhau. Đi dọc đất nước qua mỗi vùng ta dễ dàng nhận thấy những điểm khác biệt trong văn hóa và càng dễ nhận ra khi nhìn những công trình kiến trúc cổ.

Với những người có đam mê với nhà gỗ truyền thống hay những người đang có mong muốn sở hữu cho mình một căn nhà gỗ truyền thống thì họ sẽ phải quan tâm tới kiến trúc và đặc thù của những căn nhà này. Để tìm hiểu sự khác nhau giữa những căn nhà gỗ của hai miền thì ta có thể chia ra hai khu vực đó là từ Bắc Trung Bộ lật ra Bắc Bộ và từ Nam Trung Bộ kéo vào Nam Bộ.

Ở Bắc Bộ chúng ta có Nhà Kẻ Truyền, còn trong Nam Bộ chúng ta có nhà Rường. Bài viết này chỉ để phân biệt điểm khác nhau chung nhất trong kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ. Nếu có thời gian chúng ta sẽ đi tìm chi tiết hơn như phía Bắc Bộ chúng ta còn những mẫu nhà sàn. Trong khu vực Nam Bộ hay xa hơn là Miền Tây chúng ta còn những ngôi nhà gỗ đặc biệt mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở sau.

KIẾN TRÚC NHÀ GỖ CỔ NAM BỘ

Theo tiến trình lịch sử khi di chuyển từ phía Bắc xuống phương Nam, người Việt chúng ta cũng mang theo nền văn hóa và kiến trúc xây dựng của người Việt đi theo xuống Phương Nam. Đi qua các vùng đất khu vực Miền Trung và đỉnh cao đó là tại Huế với kiến trúc nhà Rường đã đạt đến đỉnh cao trong kiến trúc nhà gỗ. Những ngôi nhà Rường ngày xưa được các Vua Chúa và quan lại, gia đình khá giả.. Những người thuộc tầng lớp thượng lưu sử dụng, là nơi sinh hoạt của cả gia đình nhiều thế hệ theo văn hóa Việt Nam.

Khi xuống tới Nam Bộ chúng ta sẽ nhận ra những khác biệt nhà gỗ Nam Bộ so với kiến trúc nhà Rường tại Huế và Nhà Kẻ Truyền tại Bắc Bộ.. Nhưng tại sao chúng tôi lại chia từ Huế vào Nam Bộ để phân biệt vì khi tìm hiểu về kiến trúc thì thấy kết cấu nhà gỗ, vật liệu sử dụng và cách sử dụng của con người trong những ngôi nhà đó.

Điểm chung đó là sử dụng số lượng cột trong nhà và ngoài hiên, từ Nam Trung Bộ kéo vào Nam Bộ những ngôi nhà thường sử dụng rất nhiều cột và mái hiên tứ bề.

  • Về kiến trúc

Lý do nhà rường có cái tên như vậy cũng là vì có nhiều rường cột, rường kèo, rường mè với kiểu kiến trúc theo chữ đinh, chữ khẩu. Các gian ở trong nhà thường được tính bằng các cột và chỉ có vách ngăn đối với hai chái ở hai đầu nhà. Thông thường, một mẫu thiết kế nhà rường – một mẫu nhà cổ đẹp của Huế với 3 gian 2 mái trung bình sẽ có 56 cột, những cột đều được kê trên đá để tránh việc ẩm mốc. Kèo, xà, đòn và tay cầm phải được chạm khắc rất nhiều và tinh tế. Ngoài ra hệ thống cửa gian lớn cũng được chạm khắc rất tỉ mỉ và thường là những câu đối hoặc những chữ ý nghĩa như tứ quý, bát bửu để cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình. 

  • Về kết cấu 

Về kết cấu, quan trọng nhất của nhà rường Huế là bộ giàn trò, bộ khung gỗ, nơi chống đỡ, là sườn sống cho mẫu nhà cổ đẹp. Một tổ hợp các cấu kiện như cột – kèo – xuyên – trến – xà – đòn tay sẽ được liên kết với nhau cực kỳ vững chắc nhờ liên kết mộng, bộ khung căn nhà sẽ cực kỳ vững chắc và bền bỉ. Toàn bộ khung gỗ của căn nhà được nâng đỡ trên những tảng đá vuông vắn. Với nền nhà, trên bề mặt chính là phần đất sạch trộn thêm vôi, tro để chống mối mọt, tạo độ cứng và tính bền vững, không nứt nẻ cho sàn. Nền nhà của mẫu nhà cổ đẹp này thường có vỉa được làm bằng đá thanh, đá cẩm thạch với những ngôi nhà quyền quý, còn đối với người bình thường thì chỉ dùng đá tổ ong hoặc đá núi. 

  • Về công năng 

Thông thường, mẫu nhà cổ đẹp này  có 3 gian chính và 2 gian phụ (gọi là chái) với cột cái nằm ở chính giữa nhà. Các cột liên kết với nhau và với kèo đỡ khung mái, chống đỡ cả căn nhà. Các cột cái và cột quân sẽ chia không gian của nhà rường Huế thành 3 phần: phần chính giữa chiếm phần diện tích nhà lớn nhất là nơi để tiếp khách, thờ cúng ông bà tổ tiên và là nơi ngủ nghỉ của đàn ông. Hai chái có diện tích nhỏ hơn ở hai bên, dành cho phụ nữ và trẻ con.

 

KIẾN TRÚC NHÀ GỖ KẺ TRUYỀN BẮC BỘ

Thoạt nhìn qua những ngôi nhà kẻ truyền Bắc Bộ chúng ta sẽ nhận thấy ngay điểm khác biệt đó là những hoạt tiết chạm khắc cầu kỳ và nhiều hơn so những mẫu nhà gỗ Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Màu sắc cũng là điều dễ dàng nhận thấy nhất khi chúng ta nhìn kiến trúc hai ngôi nhà. Với những căn nhà gỗ Bắc Bộ thì màu chủ đạo là màu gỗ tự nhiên và mái ngói đó hay mái ngói rêu xanh. Những căn nhà gỗ Nam Bộ thường sử dụng màu nâu hay đen cho kết cấu gỗ.

Điểm khác biệt lớn nhất đó là những căn nhà gỗ Bắc Bộ thường được sử dụng một mặt diện và chỉ có duy nhất một hiên nhìn thẳng ra sân nhà. Có thể là nhà 3 gian, 3 gian hai chái hay 5 gian, 5 gian hai chái nhưng tất cả đều là một mái hiên thay vì mái hiên tam bề hay tứ bề như những căn nhà gỗ Nam Bộ.

Nhìn bề ngoài có cảm giác khá đơn giản, đúng chất nhà cổ truyền thống. Nhưng bên trong lại khiến người ta không khỏi choáng ngợp trước sự tinh xảo trong từng chi tiết. Điều đó chứng tỏ, cấu trúc ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ được dựng trên một sơ đồ không gian mạch lạc và nó được tính toán hợp lý từ mọi phương diện: hệ cột đặt trên các chân tảng; hệ thống xà ngang, xà dọc nối kết các cột thành bộ khung vững chãi trong không gian để sao cho lòng nhà đủ ở và đủ mát, mái phải rộng và dốc…

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ thừa hưởng nét kiến trúc mộc mạc, tính giản dị và chuẩn mực giống như tính cách của người xưa. Nó sử dụng hầu hết là các chất liệu quen thuộc của làng quê Việt Nam như gạch, gỗ, đá ong… Cột nhà là phần đỡ chính cho cả công trình đặt nổi trên bệ đỡ thường là bệ đá.

Hệ thống cột được thiết kế chịu lực, những cột chịu lực chính đó là hệ thống cột cái và cột con trong nhà, lực được dàn đều ra các cột hiên. Trong kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ thì cột được làm tròn to mập và hơi phình ra ở đoạn giữa của chiều dài cột. Chiếc cổng to lớn được xây dựng bằng đá ong – một loại đá rất đặc trưng, hay được sử dụng trong các thiết kế nhà ở vùng Bắc bộ. Chiếc cổng ra vào cũng được thiết kế theo hướng kiến trúc cổ ngày xưa, lấy ý tưởng cổng ra vào hoàng cung triều đình Huế thể hiện sự bề thế của ngôi nhà.

Nếu bên ngoài giản dị bao nhiêu, thì bên trong căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ càng cầu kỳ bấy nhiêu. Có thể thấy được sự đầu tư, chăm chút của gia chủ dành cho ngôi nhà của gia đình mình. Từng chi tiết hoa văn được điêu khắc khéo léo,từng đường nét rồng bay uốn lượn được trạm trổ tỉ mỉ – Đây chính là sự tinh túy trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn