Đã có không ít các công trình kiến trúc đình làng cổ xưa đi vào lịch sử Việt Nam như một “nấc thang” một “dấn ấn” đặc biệt, đánh dấu sự biến động, phát triển của Việt Nam. Tuy quá trình đô thi hóa đã “xóa sổ” không ít các công trình kiến trúc cổ truyền đã có hàng trăm năm ở nước ta nói chung, và ở các vùng làng quê nông thôn nói riêng, thế nhưng, ở đâu đó, sự hiện diện này vẫn tồn tại và được giữ gìn cho đến tận ngày nay.

Trong số đó không thể không kể đến, công trình kiến trúc đình làng cổ xưa nổi tiếng bậc nhất tại TP. Bắc Ninh. Nơi đây có ngôi đình làng Đình Bảng – môt công trình được làm hoàn toàn bằng gỗ lim quý, vẫn giữ trọn vẹn những nét kiến trúc cổ cách đây hơn 300 năm.

Đã từ rất lâu, dân gian xứ Bắc đã có câu ca dao: “Thứ nhất là đình Đông Khang/ Thứ nhì đình Báng, vẻ vang đình Diềm”. Ngày nay, đình Đông Khang đã không còn, còn đình Diềm trước có năm gian, nay bị thu hẹp lại còn ba gian. Chỉ có đình Báng ( hay còn gọi là đình Đình Bảng) lại còn tương đối nguyên vẹn về mặt kết cấu.

Đình Báng được xây dựng vào những năm 1700-1736, do quan Nguyễn Thạc Lượng vốn là gốc người Đình Bảng. Sau khi từ quan, ông Lượng đã mang theo 8 bè gỗ lim già từ đất Thanh Hóa về quê hương cho xây dựng tư dinh cho dòng họ, vào khoảng năm 1686 – 1700, nhưng cho đến khi tay nghề thợ vững ông mới bắt đầu cho xây đình.

Cũng giống như nhiều đình làng truyền thống Việt Nam ( vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18) công trình kiến trúc đình Báng được dựng nên dưới đôi bàn tay tài hoa của những người thợ khéo léo. Kiến trúc ngôi đình thời ấy, được đánh giá là một trong những công trình bề thế nhất nơi đây. Đình có mái dài, cao, các đầu đao uốn cong vút theo lối kiến trúc cổ của cha ống, phần lợp ngói sử dụng loại ngói mũi hài dày bản, rộng khổ được ông Lượng đặt riêng trong nhiều tháng.

Bài viết liên quan

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn